1. Bảo hiểm xã hội là gì?
"Bảo hiểm là phương thức bảo vệ trước những tổn thất tài chính. Đó là hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra"
Đơn vị cung cấp bảo hiểm có thể là cơ quan Nhà nước hoặc công ty, tổ chức bảo hiểm.
"Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối" - Theo wikipedia
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam là một chính sách an sinh do cơ quan BHXH Việt Nam triển khai tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Cụ thể:
Giải thích từ ngữ "Bảo hiểm xã hội" được quy định tại Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 cụ thể như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, có thể thấy BHXH là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.
Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau.
Xem thêm: Giá cao su thế giới
1.1. Các chế độ của bảo hiểm xã hội tại Việt Nam
Điều 4, Luật BHXH quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
(1) Đối với người tham gia BHXH bắt buộc:
Chế độ ốm đau (ÔĐ)
Chế độ thai sản (TS)
Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLD&BNN)
Chế độ hưu trí (HT)
Chế độ tử tuất (TT)
Chế độ người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng
05 chế độ người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng
(2) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện gồm: Chế độ hưu trí và Chế độ tử tuất
(3) Bảo hiểm hưu trí bổ sung do chính phủ quy định (Tại khoản 7, điều 3)
1.2. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi về tiền trợ cấp nhằm bảo đảm thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho người tham và gia đình của họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Trong trường hợp người tham gia không muốn tiếp tục tham gia BHXH thì có thể rút BHXH 1 lần khi có yêu cầu. Mức hưởng sẽ căn cứ theo mức tiền lương đóng vào Quỹ hàng tháng và thời gian tham gia theo quy định.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật BHXH 2014 như sau: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
2.1 Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tỉ lệ trích nộp tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2022 như sau:
2.1.1 Đối tượng là người lao động
2.1.2 Đối tượng là người sử dụng lao động
Năm 2022, Căn cứ theo Khoản 2, Điều 17, Nghị định 143/2018/NĐ-CP người lao động nước ngoài chính thức được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Do đó, mức đóng của người lao động nước ngoài vào quỹ BHXH cũng sẽ thay đổi.
Ngoài ra, từ 1/1/2022 mức đóng BHXH sẽ có nhiều thay đổi theo thời gian do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Căn cứ theo Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP mức đóng BHXH sẽ liên tục có sự thay đổi trong năm 2022.