Công thức tính điện năng tiêu thụ
Cách tính điện năng tiêu thụ chuẩn nhất
Công thức tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện:
A = P*t
Trong đó:
A: lượng điện tiêu thụ trong thời gian t (đơn vị kWh).
P: Công suất (đơn vị KW).
t: Thời gian sử dụng (đơn vị giờ).
Ví dụ: Tủ lạnh có công suất là 120W (0,12KW), trong một ngày, tủ lạnh hoạt động trong 24h. Như vậy, sản lượng điện tiêu thụ là: 0,12KW x 24h = 2,88 KWh
Trên thực tế, tính lượng điện năng tiêu thụ có thể sẽ ít hơn vì không phải lúc nào các thiết bị điện cũng chạy với công suất tối đa. Ngoài ra, công nghệ phát triển, các thiết bị điện được trang bị máy nén inverter giúp tiết kiệm điện hiệu quả nhất.
Mặt khác, nếu trên nhãn năng lượng của sản phẩm có đề cập tới điện năng tiêu thụ, ta cũng thể dựa vào đó để tính toán một cách tương đối lượng điện mà thiết bị tiêu tốn trong một ngày. Bạn chỉ cần lấy số điện năng tiêu thụ trong 1 năm chia cho 365 ngày là ra lượng điện thiết bị tiêu thụ trong 1 ngày.
Ví dụ: Trên tem năng lượng có thông số điện năng tiêu thụ: 485kWh/ năm, vậy trong một ngày thiết bị sẽ tiêu thụ lượng điện khoảng: ~485kWh/ 365 ngày = 1,32 kWh.
Công thức tính điện năng tiêu thụ một số thiết bị gia đình
Áp dụng công thức trên, bạn sẽ tính được điện năng các thiết bị gia đình. Sau đây, VŨ SƠN SOLAR sẽ đưa ra cách tính điện năng tiêu thụ một số thiết bị gia đình phổ biến.
Lưu ý: những thông số mang tính chất tham khảo.
Công thức tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn
Trên bóng đèn thường in công suất của bóng với đơn vị Watt (W), ví dụ bóng đèn 60W, bóng đèn 15W. Theo đó, bạn đổi: 60W = 0,06 kW; 15W = 0,015 kW,…
Ví dụ: bóng đèn 60W mỗi ngày được bật lên 6 giờ, mỗi tháng 180 giờ thì sẽ tiêu thụ hết:
1 ngày: 0,06 x 6 = 0,36 kWh điện
1 tháng: 0,06 x 180 = 10,8 kWh điện
Xem thêm: Kim loại dẫn điện tốt nhất
Cách tính điện năng tiêu thụ của điều hòa
Cách tính điện năng tiêu thụ của tủ lạnh
Cách tính điện năng tiêu thụ của máy giặt
Cách tính điện năng tiêu thụ nồi cơm điện
Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng công thức A = P*t để tính điện năng tiêu thụ cho các thiết bị khác trong nhà như bình nóng lạnh, bàn là, máy sấy quần áo, lò vi sóng,…
Cách chọn thiết bị điện tiết kiệm điện
Chọn sản phẩm dựa theo tem năng lượng
Có 3 loại tem năng lượng, đó là:
Tem năng lượng xác nhận: Có hình tam giác, có in ngôi sao năng lượng Việt, dùng cho các sản phẩm có hiệu suất đạt mức hoặc trên mức hiệu suất năng lượng tối đa.
Tem năng lượng so sánh: Có hình chữ nhật, dùng cho các thiết bị điện có mức hiệu suất tiết kiệm năng lượng khác nhau, được chia thành 5 bậc, mỗi bậc là 1 ngôi sao. Thiết bị nào dán nhãn càng nhiều sao thì khả năng tiết kiệm điện càng cao.
Tem năng lượng không có sao: Thường dùng cho các sản phẩm có hiệu suất năng lượng nằm dưới mức tối thiểu.
Chọn các thiết bị có ứng dụng công nghệ hiện đại
Việc tích hợp các công nghệ sản xuất hiện đại chính là yếu tố giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả. Đó là các công nghệ Inverter, công nghệ Plasmaster,… Tùy vào nhu cầu sử dụng, số lượng các thành viên trong gia đình,… mà bạn lựa chọn thiết bị điện có công suất phù hợp.
Lắp điện mặt trời giúp tối ưu chi phí hóa đơn điện hàng tháng
Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời được xem là giải pháp hiệu quả giúp bạn tiết kiệm được hóa đơn tiền điện hàng tháng. Hệ thống điện mặt trời phù hợp với đa dạng quy mô như gia đình, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng,…. Bên cạnh đó, việc lắp đặt hệ thống cũng khá đơn giản, chi phí vận hành lại thấp,…
Với đặc thù ưu tiên cấp điện cho các phụ tải hoạt động trước điện lưới Quốc gia, nhờ đó giúp khách hàng cắt giảm được các chỉ số điện bị áp mức giá mua điện cao nhất. Ngoài ra, với các chính sách hiện hành, khách hàng cũng có thể bán điện dư lại cho EVN.
Hơn nữa, các công trình hệ thống điện mặt trời có thể hoạt động với tuổi thọ lên đến nhiều thập kỷ, tối thiểu là thời gian bảo hành hiệu suất từ các thương hiệu. Do đó chủ đầu tư chỉ cần bỏ chi phí đầu tư ban đầu một lần đã có thể yên tâm thu lợi nhuận vài chục năm.